THÔNG TIN SƯ ĐOÀN 330
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Buiquocdat (36)
Thanhhang (1)
36 Số bài - 97%
1 Bài gửi - 3%

Share | 
 

 Tin tức quân sự quốc tế.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Buiquocdat
Admin
Admin
Buiquocdat

Cung Hoàng Đạo : Sagittarius
Cầm Tinh : Snake
Tổng số bài gửi : 36
Points : 99
Reputation : 0
Ngày Sinh : 27/11/1965
Ngày Gia Nhập : 10/01/2010
Tuổi : 58
Đến từ : Cần Thơ
Nghề Nghiệp/Sở Thích : Du lịch và lai rai cùng bạn bè
Tính Cách : Trung thực thẳng thắn


Tin tức quân sự quốc tế. Vide
Bài gửiTiêu đề: Tin tức quân sự quốc tế.   Tin tức quân sự quốc tế. I_icon_minitimeWed Jan 13, 2010 10:34 am

Nga: Tàu ngầm thứ 4 lớp “Borey” sẽ được đóng trong năm 2010

Theo thông báo của cơ quan phụ trách báo chí thuộc nhà máy máy đóng tàu “Sevmash” ở Arkhangelsk, một trong những sự kiện quan trọng trong năm 2010 đối với các tổ hợp công nghiệp quân sự Liên bang Nga là việc nhà máy “Sevmash” sẽ nhận đơn đặt hàng đóng chiếc tàu ngầm nguyên tử thứ 4 thuộc lớp “Borey” (dự án 955) cho lực lượng hải quân.
Theo kế hoạch ban đầu, việc đặt hàng chiếc tàu ngầm thứ 4 này đã phải được công bố ngày trong buổi lễ kỉ niệm 70 năm thành lập nhà máy “Sevmash”. Tuy nhiên, dự định này đã bị hủy bỏ. Nhiều cơ quan truyên thông cho rằng, việc hoãn đặt hàng đóng mới các tàu ngầm lớp “Borey” là do quá trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm “Bulava” đã không thành công như dự kiến.
Tháng 12-2009, Tư lệnh lực lượng hải quân Nga đã tuyên bố với giới báo chí rằng, việc đặt hàng chiếc tàu ngầm thứ 4 thuộc lớp “Borey” sẽ diễn ra vào đầu năm 2010. Những “trì hoãn không đáng kể” về thời hạn tiếp tục đóng các tàu ngầm mới thuộc lớp “Borey” là vì lí do công nghệ và không liên quan tới các vụ phóng thử thất bại của tên lửa đạn đạo “Bulava”.
Hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời đại diện cơ quan báo chí thuộc công ty “Sevmash” cho biết, công ty đóng tàu này đã nhận được thư từ lãnh đạo lực lượng hải quân Nga. Trong bức thư này đã đề cập tới việc tiến hành đóng mới chiếc tàu ngầm mới thuộc lớp “Borey” vào đầu năm 2010. Tuy nhiên, thời gian cụ thể tiến hành đàm phán, ký kết giữa hai bên hiện vẫn chưa được xác định.
Công ty đóng tàu “"Sevmashpredpriyatie" hiện đang chịu trách nhiệm đóng 3 chiếc tàu ngầm nguyên tử thuộc lớp “Borey” cho hải quân Nga bao gồm: “"Yuri Dolgoruky", “Alexander Nevsky” và “Vladimir Monomakh”. Dự kiến, tới năm 2015, hải quân Nga sẽ sở hữu 8 tàu ngầm nguyên tử thuộc lớp này.
Các tàu ngầm nguyên tử thuộc dự án 955 (Borey) có tổng độ choán nước khi nổi là 14.700 tấn và khi lặn là 24.000 tấn. Tàu ngầm thuộc lớp “Borey” có khả năng lặn sâu tới 450m và hoạt động với tốc độ từ 15 tới 29 hải lý/h. Thủy thủ đoàn có 107 người, trong đó có 55 sĩ quan.
Vũ khí tấn công chiến lược chính của tàu ngầm nguyên tử lớp “Borey” là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R30 3M30 “Bulava-30". Đây là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa ba tầng sử dụng nhiên liệu rắn mang nhiều đầu đạn có tầm hoạt động lên tới 8.000km. Trong 12 lần phóng thử nghiệm tên lửa “Bulava”chỉ có 5 lần được ghi nhận là thành công. Tuy nhiên, vào cuối tháng 12-2009, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga khẳng định sẽ vẫn tiếp tục tiến hành thử nghiệm loại tên lửa này.
Tuấn Sơn (theo RIA Novosti)


Venezuela tăng cường hiện diện quân sự tại biên giới giáp Colombia
Hãng tin Nga RIA Novosti cho biết, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang xem xét khả năng sẽ triển khai các xe tăng, trực thăng chiến đấu mua của Nga tới vùng biên giới giáp Colombia. Các khí tài quân sự này sẽ trang bị cho lực lượng quân đội đóng tại bang Barinas. Đầu tháng 12-2009, ông H. Chavez từng tuyên bố, Venezuela đã nhận hàng ngàn tên lửa từ Nga và chúng có thể được sử dụng trong trường hợp xảy ra xung đột với quốc gia làng giềng Colombia.
Hiện tại, Venezuela tin tưởng rằng, Colombia và Mỹ đang hợp tác để tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại quốc gia Nam Mỹ này. Bản thân ông H. Chavez cũng khẳng định, Mỹ và Colombia đã ký thỏa thuận cho phép tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại 7 căn cứ quân sự nằm trên lãnh thổ Colombia. Tuy nhiên, Washington và Bogota lên tiếng cho biết, điều này không nhằm mục đích tiến hành xâm lược quân sự chống lại Venezuela, mà chỉ đơn thuần là để chống lại nạn buôn bán ma túy và lực lượng du kích địa phương (FARC).
Như được biết, vào trung tuần tháng 9-2009, Nga đã cho Venezuela vay một khoản tín dụng lớn để mua trang thiết bị quân sự. Với 2,2 tỉ USD tiền cho vay, Venezuela đã đặt mua 92 xe tăng T-72 và một vài tổ hợp pháo phản lực bắn loạt “Smerch”. Theo lời ông H. Chavez, Venezuela sẽ nhanh chóng nhận các xe tăng của Nga trong tương lai gần.
Trong năm 2009, Venezuela cũng đạt được thỏa thuận với Nga về việc bán cho quốc gia Mỹ Latinh này các tổ hợp tên lửa có tầm bắn lên tới 300km.
Trong khoảng thời gian từ năm 2005-2009, Venezuela đã chi khoảng 4,4 tỉ USD để mua vũ khí Nga bao gồm 12 hợp đồng mua 24 máy bay Su-30, các máy bay trực thăng chiến đấu và khoảng hơn 100.000 súng trường tấn công Kalashnikov AK-103
Nga: Hệ thống tên lửa phòng không S-500 sẽ hoàn tất vào năm 2015
Chương trình nghiên cứu, chế tạo vũ khí cho hệ thống phòng thủ tên lửa chung duy nhất, bao gồm cả tổ hợp tên lửa phòng không mới nhất S-500 sẽ kết thúc vào năm 2015. Đây là tuyên bố mới nhất của Tổng Giám đốc Phòng nghiên cứu thiết kế chuyên dụng hàng đầu về hệ thống phòng không “Almaz-Antei” Igor Ashurbeily. Để có thể thực hiện được kế hoạch này theo đúng thời hạn, Nga dự định sẽ cho mở rộng cơ sở sản xuất của nhà máy “Almaz-Antei” bằng cách sản xuất hai chi nhánh mới, một trong số đó sẽ phụ trách sản xuất tên lửa phòng không còn chi nhánh còn lại sẽ phụ trách sản xuất phương tiện phòng không mặt đất.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-500 của Nga.
Vào giữa tháng 9-2009, Tư lệnh Không quân Nga- Thượng tướng Alexandr Zelin tuyên bố, tổ hợp tên lửa phòng không mới nhất của Nga S-500 dựa trên phiên bản của tổ hợp tên lửa S-400 sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, vào đầu tháng 12 vừa qua, thượng tướng Zelin đã lên tiếng phê bình, chỉ trích các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng phụ trách sản xuất tổ hợp tên lửa này.
Được biết, vào tháng 4-2008 Chính phủ Nga đã bắt tay vào triển khai chương trình thành lập hệ thống vũ khí tên lửa phòng không chung duy nhất để bảo vệ quân đội, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng đất nước trước các phương tiện tấn công đường không từ đối phương. Đặc biệt, chương trình này còn xem xét khả năng tích hợp phương tiện phòng không, hệ thống tác chiến điện tử và phòng thủ tên lửa-vũ trụ, đồng thời trên cơ sở các phương tiện tác chiến này để thành lập ra hệ thống phòng không-vũ trụ chung duy nhất.
Liên quan đến hệ thống phòng không chung này, vào đầu tháng 1-2009 Nga và Belarus đã chính thức ký kết Hiệp ước bảo vệ chung biên giới ngoài lãnh thổ của các nước liên minh và xây dựng chung hệ thống phòng không khu vực chung. Trong thành phần của hệ thống phòng không chung này bao gồm: 5 đơn vị không quân, 10 tổ hợp tên lửa phòng không và 5 trạm kỹ thuật vô tuyến cùng một phần của hệ thống tác chiến điện tử. Chỉ huy hệ thống phòng không chung khu vực giữa Nga và Belarus sẽ do Bộ Chỉ huy thống nhất Không quân và phòng không của một trong hai nước do Tổng thống Nga và Belarus chỉ định.
Hiện nay, thành phần chủ lực của hệ thống phòng không của Nga là các binh đoàn và các đơn vị phòng không của lực lượng Lục quân và Không quân. Trong biên chế của các đơn vị này bao gồm có các tổ hợp tên lửa S-300, S-400, Buk-M1, Osa-AKM và Tunguska-M1.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-500 là loại tổ hợp tên lửa phòng không lớp “đất đối không” thế hệ mới. Nó được sử dụng để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm trung và tầm gần có tầm bắn xa gần 3.500km và bay ở tốc độ gần 5km/s. Theo tuyên bố của các nhà nghiên cứu, S-500 còn có khả năng tiêu diệt đồng thời gần 10 mục tiêu siêu âm. Bán kính hoạt động của S-500 vào khoảng 600 km.
Hữu Kỷ (Theo Lenta)

Lebanon sẽ nhận phi cơ Mig-29 miễn phí từ Nga trong 2010
Vào quý hai năm 2010 quân đội Lebanon sẽ tiếp nhận 10 máy bay chiến đấu Mig-29 lấy từ kho vũ khí của Nga. Theo "Time of news" của Nga, tất cả số máy bay bàn giao cho Lebanon đều miễn phí. Cách đây không lâu, phía Nga cũng đã tổ chức đào tạo cho các phi công của Lebanon kéo dài trong 6 tháng.
Thông tin về việc Lebanon sẽ tiếp nhận các máy bay Mig-29 từ Nga đã được thông báo từ cuối năm 2008. Các máy bay Mig-29 nói trên được lấy ra từ kho vũ khí thuộc Bộ Quốc phòng Nga và chuyển cho Lebanon theo hình thức viện trợ quân sự. Lực lượng không quân của Lebanon hiện đang sở hữu các máy bay Mirage và Hawker cũ, đa số chúng hiện đều không đủ điều kiện để bay.
Hiện tại, các máy bay cón có thể bay được của không quân Lebanon chỉ là các máy bay trực thăng, bao gồm loại Bell UH-1 Iroquois, sản xuất từ những năm 1950 và trực thăng dân sự Robinson R44 Raven II. Năm 2007, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đã bàn giao cho quốc gia Trung Đông này 9 máy bay trực thăng SA342L Gazelle.
Mig-29 là máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ thuộc thế hệ 4 được Liên bang Xô viết nghiên cứu và phát triển trong nhưng năm 1970. Quá trình sản xuất hàng loạt loại máy bay này bắt đầu từ năm 1982. Trang bị 2 động cơ Klimov RD-33, Mig-29 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.400km/h và có tầm hoạt động vào khoảng gần 2.000km.
Vũ khí tấn công chính của Mig-29 là 1 pháo bắn nhanh GSh-30-1 30mm và 7 móc treo vũ khí (có thể là 9 với một số phiên bản) mang tên lửa “không đối không” và bom thường.
Tuấn Sơn (theo Lenta)

Nhật Bản chi 1,3 tỷ USD xây dựng 2 khu trục hạm mang trực thăng
Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định sẽ triển khai chương trình đóng mới 2 khu trục hạm mang trực thăng có lượng choán nước 19.500 tấn. Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia, đây sẽ là những chiếc khu trục hạm lớn nhất trong biên chế của quân đội Nhật Bản hiện nay. Dự án này được mang mật danh là 22 DDH, trong đó con số 22 để kịp niệm năm thứ 22 cầm quyền của Hoàng đế nhật Bản Akihito vào năm 2010.
Tàu khu trục mang trực thăng mới 22 DDH có chiều dài 248m, trong đó 197m trên boong được sử dụng để làm bãi cất-hạ cánh của máy bay trực thăng. Để so sánh, tổng chiều dài của khu trục hạm mang trực thăng lớp Hyuga (hiện đang là tàu khu trục lớn nhất của Hải quân Nhật Bản hiện nay - lượng choán nước 18.000 tấn) cũng mới chỉ có 197m.
Biên chế biên đội máy bay trực thăng trên tàu khu trục mang trực thăng mới 22 DDH bao gồm 9 máy bay trực thăng. Nó được trang bị 2 hệ thống vũ khí tầm gần và 2 bệ phóng tên lửa thuộc hệ thống phòng không trên boong. Ngoài ra 22 DDH sẽ còn được trang bị các phương tiện bảo vệ chống ngầm bao gồm phao mục tiêu giả và thiết bị gây nhiễu tích cực.
Tờ The Daily Telegraph của Anh đã từng đưa tin rằng, Nhật Bản có tàu mang trực thăng cỡ lớn. Tuy nhiên, các thông số về đặc tính kỹ thuật của tàu cũng như biên chế biên đội máy bay trực thăng trên tàu lại hòan toàn khác với các số liệu hiện nay. Theo thông tin từ tờ báo này, tàu mang máy bay trực thăng của Nhật Bản là loại tàu đổ bộ chứ không phải tàu khu trục. Biên chế máy bay trên tàu là 14 chiếc. Tàu có khả năng chở 4.000 lính thủy đánh bộ và 50 xe vận tải bọc thép.
Tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng đồng thời cũng sẽ được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến khác trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Khi đó, đại diện của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tuyên bố rằng, trực thăng trên tàu đổ bộ này sẽ được sử dụng để tìm kiếm tàu ngầm đối phương và tuần tiễu quanh khu vực hoạt động của tàu đổ bộ mang trực thăng.
Hữu Kỷ (Theo Lenta)

Mỹ ứng 171 triệu USD cho quá trình đóng mới DDG-51

Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với hãng Northrop Grumman về việc đóng mới các khu trục hạm DDG 51 (lớp Arleigh Burke). Trị giá của hợp đồng này vào khoảng 171 triệu USD.
Theo DefPro, số tiền nói trên sẽ dành để chế tạo một trong hai khu trục hạm DDG 51 trong khuôn khổ giai đoạn đầu của hợp đồng. Dự kiến, giai đoạn đầu của hợp đồng sẽ kéo dài tới năm 2012.
Kể từ khi bắt đầu nhận hợp đồng chế tạo các khu trục hạm DDG 51 năm 1988, tính tới thời điểm hiện tại, Northrop Grumman đã bàn giao cho hải quân Mỹ 26 chiến hạm thuộc lớp Arleigh Burke trong tổng số 28 chiếc được đặt hàng. Hiện tại, Northrop Grumman đang tiến hành đóng mới 2 chiến hạm DDG 51 cho quân đội Mỹ.
Tháng 7-2008, lực lượng hải quân Mỹ và lãnh đạo Ngũ Giác lầu đã quyết định cắt giảm kế hoạch đóng mới bổ sung các khu trục hạm DDG 1000 lớp Zumwalt. Hiện tại, Hải quân Mỹ chỉ duy chi đơn đặt hàng đóng mới 3 chiến hạm thuộc lớp Zumwalt. Thậm chí, việc chế tạo chiến hạm thừ 3 trong số này còn chưa được lên kế hoạch.
Việc từ bỏ kế hoạch đóng mới các chiến hạm DDG 1000 đã giải phóng ngân quỹ dành cho việc đóng mới các khu trục hạm DDG 51, tuần dương hạm, tàu ngầm và chiến hạm tác chiến gần bờ (LCS).
Quá trình chế tạo các khu trục hạm thuộc lớp Arleigh Burke được bắt đầu tiến hành từ năm 1988. Các chiến hạm thuộc lớp này có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 32 hải lí/h, tầm hoạt động vào khoảng 4.400 hải lí (8.100km). Trang bị vũ khí của các khu trục hạm DDG 51 là hai dàn phóng tên lửa thẳng đứng mang từ 29 tới 61 tên lửa, hải pháo Mark 45 54mm, súng máy và 2 tổ hợp ngư lôi cỡ 300mm. Ngoài ra, các chiến hạm thuộc lớp Arleigh Burke còn mang theo máy bay trực thăng đa năng SH-60 Sea Hawk.
Tuấn Sơn (theo Lenta)

Năm 2012 sẽ ra mắt phiên bản “không đối đất” của tên lửa BraMos


Hãng thông tấn Zeenews của Ấn Độ dẫn nguồn tin từ Cơ quan nghiên cứu và thực nghiệm quốc phóng nước này (DRDO) cho biết, quá trình thử nghiệm tên lửa siêu thanh BraMos (sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ) phiên bản sử dụng trên máy bay chiến đấu sẽ được tiến hành vào năm 2012. BraMos là dòng tên lửa có thể đạt tốc độ gấp 2 lần tốc độ âm thanh (2M – 1193km/h) phát triển theo mẫu tên lửa đối hạm P-800 Yankhont của Nga.


Như được biết, Brahmos Aerospace- công ty liên doanh Nga-Ấn Độ phụ trách quá trình phát triển và sản xuất dòng tên lửa BraMos- đã hoàn thành quá trình phát triển phiên bản phóng từ đất liền và từ chiến hạm của loại tên lửa này. Các sản phẩm thuộc 2 phiên bản nói trên của tên lửa BraMos hiện được trang bị ngay cho lực lượng lục quân và hải quân Ấn Độ.
Hiện tại, Brahmos Aerospace đang có kế hoạch phát triển dòng tên lửa siêu thanh mới có tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có thể cao hơn nữa. Với tốc độ cao như vậy, loại tên lửa mới này khi đưa vào sử dụng sẽ vô hiệu hóa hiệu quả ngăn chặn của hầu hết các hệ thống đánh chặn tên lửa hiện nay.
Theo tính toán, tới thời điểm hiện tại, doanh số của công ty Brahmos Aerospace đã đạt ngưỡng 1 tỉ USD. Dự kiến, tới năm 2016, sẽ có khoảng 1000 tên lửa BraMos, bao gồm nhiều phiên bản khác nhau, được sản xuất. Trong đó, một nửa là để dành cho xuất khẩu sang nước thứ 3.
Quá trình hợp tác phát triển tên lửa đối hạm siêu thanh BraMos giữa Nga và Ấn Độ được bắt đầu tiến hành từ ngày 12-2-1998 theo sáng kiến của phía Ấn Độ. Sau đó 3 năm, vào tháng 6-2001, phiên bản phóng từ mặt đất Tên lửa BraMos đã được giới thiệu lần đầu tiên.
Tuấn Sơn (theo Lenta)


Nga đặt hàng đóng mới khinh hạm cho hải quân

Buổi lễ ký kết thỏa thuận đóng mới kinh hạm “Admiral Kasatonov” thuộc Dự án 22350 cho hải quân Nga đã diễn ra tại nhà máy đóng tàu Severnaya Verf (Northern shipyard), Saint Petersburg.
Theo nguồn tin của hãng thông tấn BaltInfo, tham gia vào buổi lễ này là các đại diện cao cấp của Bộ tư lệnh lực lượng hải quân Nga, nhà máy đóng tàu, chính quyền thành phố Saint Petersburg và văn phòng thiết kế đóng tàu.
Theo kế hoạch, quá trình đóng mới tàu chiến “Admiral Kasatonov” sẽ hoàn thành vào năm 2012 và là con tàu thứ 2 thuộc Dự án 22350 được đòng. Từ năm 2006, nhà máy Severnaya Verf đã nhận được đơn đặt hàng đóng mới kinh hạm đầu tiên thuộc Dự án 22350 với tên gọi "Admiral Gorshkov". Dự kiến, chiến ham này sẽ chính thức đi vào phục vụ trong năm 2011.
Theo thiết kế, các kinh hạm thuộc Dự án 22350 có khả năng tác chiến đa dạng kể cả trên đại dương cho tới các vùng biển gần bờ.
Với tổng trọng lượng đạt 4.500 tấn, chiều dài cơ sở là 130m, khinh hạm thuộc Dự án 22350 có thể hoạt động khoảng hơn 4.000 hải lí (6.500 km). Trang bị vũ khí chính của lớp tàu này là 1 hải pháo bắn nhanh A-192 130mm, 16 ống phóng thẳng đứng chứa các tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont (tầm bắn 300km), tổ hợp tên lửa chống ngầm và tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung “Uragan”. Ngoài ra, khinh hạm thuộc Dự án 22350 còn chở theo 1 máy bay trực thăng chống ngầm (Ka-27).
Hiện tại, hải quân Nga đang có kế hoạch đóng mới 20 khinh hạm thuộc Dự án 22350 trong vong 15 năm tới. Các khinh hạm mới này sẽ được bổ sung vào cơ cấu các hạm đội thuộc Hải quân Nga (Biển Bắc, Baltic, Biển Đen và Thái Bình Dương). Chi phí cho việc đóng mới mỗi khinh hạm thuộc Dự án 22350 ước tính vào khoảng 400 triệu USD.
Tuấn Sơn (theo Lenta)
Về Đầu Trang Go down
https://thongtinf330.forumvi.net
 

Tin tức quân sự quốc tế.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THÔNG TIN SƯ ĐOÀN 330 :: Mãi mài lòng chúng ta ca bài ca người lính :: TIN TỨC-