THÔNG TIN SƯ ĐOÀN 330
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Buiquocdat (36)
Thanhhang (1)
36 Số bài - 97%
1 Bài gửi - 3%

Share | 
 

 TỰ SỰ của đ/c Thái Lập Hiến CTCCB xã Vọng Thê Thoại Sơn AG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Buiquocdat
Admin
Admin
Buiquocdat

Cung Hoàng Đạo : Sagittarius
Cầm Tinh : Snake
Tổng số bài gửi : 36
Points : 99
Reputation : 0
Ngày Sinh : 27/11/1965
Ngày Gia Nhập : 10/01/2010
Tuổi : 58
Đến từ : Cần Thơ
Nghề Nghiệp/Sở Thích : Du lịch và lai rai cùng bạn bè
Tính Cách : Trung thực thẳng thắn


TỰ SỰ của đ/c Thái Lập Hiến CTCCB xã Vọng Thê Thoại Sơn AG Vide
Bài gửiTiêu đề: TỰ SỰ của đ/c Thái Lập Hiến CTCCB xã Vọng Thê Thoại Sơn AG   TỰ SỰ của đ/c Thái Lập Hiến CTCCB xã Vọng Thê Thoại Sơn AG I_icon_minitimeMon Dec 31, 2012 9:00 am

Tà Sanh
******
Kính tặng cán bộ, chiến sỹ sư đoàn 330 Anh hùng MT979, QK9
Trên chiến trường Tà Sanh – Bat – Tam – Băng
Vương Trọng, Tà – Sanh tháng 7/1984

Con Voi rừng trụi lông
Sốt rung rừng, lá mùa khô rơi rụng
Khe lá mục cạn dòng nước uống
Con nai khát ăn nhầm lá độc
Chết vắt ngang thân gỗ mục chắn đường
Cánh Kền Kền-từng mảng trời rơi xuống
Xé tranh nhau xác chết, thét vang rừng
Con Voi già trụi lông
Quay đầu về Bát-đom-boong...

Tàn quân Pôn Pốt đến Tà Sanh
Lẩn quất cùng vi trùng sốt rét
Cùng muỗi vằn a-nô-phen
Cùng lạch nước đen ngòm lá độc
Lũ giết người bằng búa, bằng dao
Lũ giết người bằng gặm nhấm hồng cầu
Kết bạn

Tà Sanh một vùng bí hiểm
Bát-đom-boong rùng mình khi nghĩ đến
Chướng khí bay lên đen kịt mây trời
Chết chóc theo bóng đen Pôn Pốt
Bổ về từng phum, ấp
Những người dân trụi trần vừa qua cơn lốc áo đen
Lại lo âu, sợ hãi
Khi nhìn ngược Tà Sanh
Khăn Ca-ma bay theo cơn gió
Lòng xuôi về đợi bộ đội Việt Nam.

Sư đoàn 330 hành quân
Long-vét, Pu-sát, Bát-đom-boong
Những cánh đồng bỏ hoang
Đường chân trời chạy trên cỏ cháy
Xe chạy
Xe nhảy
Qua ổ gà, ổ voi
Những cái xóc nhớ đời
Những cái xóc nẩy lửa
Không gian cuộn trào bụi đỏ
Mùa khô này áo bộ đội là xanh!
Hướng Tà Sanh
Mũi chủ công phải hướng tới Tà Sanh
Sư trưởng giang tay trên bản đồ chiến dịch
Bốn bề rừng núi im lìm
Giặc không hiểu những gì sẽ đến.

Hết đường xe, đường bộ
Là núi, là rừng
Với đôi chân
Những người lính đi vào chiến dịch
Gạo sấy một tuần
Nước một bi-đông
Con sức lực dành cho súng đạn
Dành cho dốc lên, dốc xuống
Núi đồi như bát úp kề nhau

Chân dép, chân giày, chân đất
Cắt núi cát rừng, luồn sâu.

Người từng leo Lũng Lô, Pha Đin
Người từng đi cho Trường Sơn ngắn lại
Người vừa quen nghe tiếng chân đồng đội
Mới qua bài tập bắn đầu tiên
Nhưng không một ai quên
Truyền thống sư đoàn
"Con hổ xám miền Tây" - kẻ thù từng khiếp sợ
Nhắc lại trận Phú Cường
Những đỉnh núi Tà Sanh không còn cao nữa.

Lá mùa khô rụng xuống khô rừng
Đừng xào xạc, quân đi cần bí mật
Chim cứ hót, chim đừng bay đột ngột
Nốt nhạc trời ta muốn lắng nghe
Những người con nhiều năm xa Tổ quốc
Tiếng chim quen kỷ niệm gọi về
Chân dép, chân giày, chân trần bước khẽ
Môi thì thầm nhắc một miền quê.

Nhưng đây là Tà Sanh, đây là mặt trận
Tiếng súng hiệp đồng đã nổ
Từng đoàn quân chốt giữ điểm cao
Trận đánh xảy ra lúc nào
Không còn nhớ

Trận đánh kéo dài những ngày nắng lửa
Những điểm cao không tên
Những điểm cao xác định bằng toạ độ
Những điểm cao xác định bằng máu đổ
Lửa ta thiêu trụi cứ Son San
Tan tành mật khu Pôn Pốt
Cửa thông sang Thái Lan-bịt chặt
Những trung đoàn chiến thắng gặp nhau
Trận mưa đầu mùa vừa trút xuống
Lính cởi trần nhảy tắm
Reo vang rừng Tà Sanh...
Nhưng người ơi đừng quên
Những gì ta từng gánh chịu
Đồng đội tôi một ngày chống chọi hai mươi mốt đợt giặc tràn lên
Suốt ngày gạo sấy không kịp bốc ăn
Giặc tan rồi, mới hay mình đang đói
Túi gạo sấy trúng đạn nhiều lần vung vãi
Tay đói run nhặt gạo lẫn đất hầm
Tay lấm lem dầu súng và thuốc đạn
Gạo nhặt rồi lại rơi xuống bàn chân
( ước gạo được nhiều như vỏ đạn
nghiêng người sang chỉ vốc một lần)
Ước tay nhanh như gà mổ thóc
Những bàn tay không sinh ra để nhặt
Hạt gạo ơi, hạt gạo thương cùng!
Đói cồn cào cổ họng sao nghẹn tắc
Không thể nuốt vào hạt gạo cỏn con
Quờ tay tìm bi-đông
Bi-đông thủng, nước không còn một giọt
Nâng lên mặt chỉ còn nghe gió hót
Gió cũng khô như đất đỉnh đồi!

Ai từng qua cơn khát khô môi
Khát khô môi là bắt đầu cơn khát
Bạn tôi khát đến khi không nói được
Sao cây đồi chỉ mọc cỏ gianh?
Nói chuyện phải đưa tay ra hiệu
Hoặc viết lên nguệch ngoạc mặt hầm.
Bạn tôi khát đến khi không đi được
Nằm nhìn trời mà tưởng nhớ đến dòng sông
Ước một cây chuối rừng
Bập răng vào nhai cho thoả thích
( nhắc khế chua miệng không sinh được bọt)
Mắt nhìn trời cầu mong một cơn mưa
Nhưng Tà Sanh mùa khô

Mưa chỉ nằm trong chiêm bao
Mưa chỉ nằm trong trang cổ tích
Bạn tôi nằm héo khô trên mặt đất
Đất đồi khô, khô cả giọt máu hồng
Nếu không gặp những người trinh sát
Hẳn bạn tôi vĩnh viễn ở rừng.

Và người ơi, cơn sốt rừng, nhớ lấy,
Hai mươi tuổi bạn tôi chống gậy
Chỉ còn hơn một triệu hồng cầu
Bước lên thềm, tay dò, tay vịn
Môi máy nhiều mà nói chẳng thành câu
Đừng trách bạn tôi không ngủ màn, uống chín
Sốt Tà Sanh không ai tránh nổi đâu
Người Pan Lin đi dân công hỏa tuyến
Vài tuần thôi về sốt trọc đầu
Bác sĩ chuyên khoa vi trùng sốt rét
Lên dăm ngày, cấp cứu trở về sau...

Nhưng bạn tôi ở lại chẳng đi đâu
Cắt cơn sốt lại tìm rau, cõng nước
Dốc đồi ơi, đừng để chân bạn trượt
Chân bạn tôi tĩnh mạch nổi xanh màu
Con voi trụi lông quay đầu đi hướng khác
Nhưng bạn tôi ở lại chẳng đi đâu
Ra viện lại xin vào giữ chốt
Tự nguyện che lá chắn tuyến đầu.

Tà Sanh xa, những ai chưa lên được
Xin đừng quên người lính ở rừng sâu...
Đừng kỉnh cáu một kỳ lương về muộn
Đừng bực tức một đêm mất điện
Hay phân vân trước lạng thịt mớ rau
Người Tà Sanh chẳng nhìn thấy được đâu?
Xin đừng quên những người lính Sư Đoàn ở đó!

Tà Sanh, 7-1984 VƯƠNG TRỌNG
Tạp chí văn nghệ quân đội

Tự sự
Hơn phần tư thế kỷ, chúng tôi mới tìm lại được bài thơ này. Vì năm đó chúng tôi là những người lính tuổi đời 20 chống gậy và những cơn khát nhớ một dòng sông, thật là khát đến nhắc khế chua không sinh nước bọt, sốt thì vàng gia như nghệ, có người không hiểu Tà Sanh bảo là chúng tôi bị đau gan (thương thật).
Củng năm đó 1984, suốt cả mùa mưa chốt ở đó. Trung đoàn 8 bb, sư đoàn 339 do anh Tuấn là cán bộ trung đoàn trưởng chỉ huy, thương lắm hơn 100 chiến sỹ đã hy sinh vì căn bệnh sốt rét. Chúng tôi vào thay chốt nhưng anh em chiến sỹ mới của E8 phàn nàn với chúng tôi ở tuyến sau, không biết gian khổ, vào đây rồi thì biết (1). Nhưng có ai hiểu cho chúng tôi là những người phát hiện ra vì sao dòng suối Săn - Ke lại đỏ hơn nước sông Hồng (2)
Có ai hiểu cho chúng tôi là những người vào đến tạo cho kẻ thù phải khiếp vía kinh hồn, làm cho người lính Cách mạng Canpuchia F 196 rạng rở một niềm tin không còn bị lũ diệt chủng ngày đêm gây náo loạn cho họ.
Nơi ấy có những trận đánh mà đã có những đại địa danh như: điểm cao 343, điểm cao và chốt của E2, E1, E3, F330 như: (412, 1271, 1181, 508, 563, 271, đòi Chu, đồi Thum, 445, Sóc San, Sâm lốt, Tức Sóc, dóc tìm lại cuộc đời và núi Ô Đa (kim cương) rất nhiều địa danh khác và những mẫu chuyện như đùa nhưng thật 100%.
Nhưng củng chính nơi quỷ quái ấy đã nhường cho Phạm Hồng Lợi một bàn chân, vì mìn của nó chê chân tướng. Hết xe tải phải dùng xe trâu tải gạo, thật là xui xẻo mìn củng thích chân trâu. Nói không phải khoét, nó cài mìn nhiều quá chúng tôi phải lần theo suối, nó phát hiện, nó bắn pháo rơi tản mạn dưới suối, báo hại làm cho một bữa cá no nê. Vì lúc đó cá bị pháo bắn nên nó chết thôi vô số.
Có hôm cơn sốt quá dữ dội. Tôi thèm chua cực kỳ gọi là man rợ, không cưởng lại được. Tôi phải dừng kể chuyện tiếu lâm nam bộ để cho những đứa ghiền (nghiện truyện tếu lâm 3 Phi) phải chạy tìm xoài chua về cho tôi ăn và kể tiếp.
Những ngày ấy, sốt, đói, khổ nhưng thương nhau lắm, cái gì củng nhường nhau, bài ca không quên nói điếu thuốc củng chia ba. Vậy hẳn là sang lắm rồi đấy. Bọn tôi có cái từ gọi mà người ngoài cuộc không ai hiểu nổi, đó là đập dế nhủi. Vì cầm que khều lá rừng để lượm tàn thuốc, được khoảng hơn 10 mẫu tàn là được 1 điếu to đùng mà lại vấn bằng giấy báo, cả trung đội dùng 1 điếu, đứa nào tham rít phải 3 hơi coi như bị vi phạm quy ước, phạt 2 vòng mới đến lươt. Mà cha mẹ ơi, rít 1 hơi dế nhủi là thả hồn tận 9 tầng mây, còn hơn 7 ngày đêm khoái lạc, tính ra là nó ngon còn hơn 3 số 555 nữa vậy.
Ban đầu Bác sĩ Thắng ngại không hút, nhưng mãi củng rít luôn. Không biết giờ này BS Thắng đang công tấc ở bệnh viện nhi đồng II TP Hồ Chí Minh, không biết BS còn nhớ những ngày ấy không nhỉ. Thương nhau, chăm sóc nhau lúc chiến đấu củng như lúc đau ốm và lá thư củng truyền tay nhau mà đoc, thư tình yêu củng không ngại, đọc để bình luận, đọc để chia sẻ, đọc để bớt khát tình iêu. Nhưng có 1 câu chuyện không biết chú đó giờ này còn nhớ hay không?
Chuyện là như vầy: hôm nọ có chú Sáu quê ở Bến Tre sang thăm con là thằng Thái. Mọi người tiếp chú chân tình như người cha, người chú vậy. Vì bộ đội mà coi dân như cha với mẹ. Mọi việc đãi đằng nghi lễ của dơn vị xong, chú Sáu nhất nhất đòi xuống ngũ với lính cho vui, nghe chú nài nỉ mãi, Vân cán bộ B trưởng đồng ý và xếp chú ngũ bộ sạp tre của A3 (ở đây chúng tôi không có giường ngũ, 1 là ngũ võng, 2 là bộ sạp tre dài 6m vì ở nhà hầm nửa nổi, nửa chìm). Sau buổi họp báo của B.
Nào ngờ vào lúc ca gác số 4 lúc 12 – 01 giờ sáng do chú lính mới chưa được quán triệt chỗ ngũ của chú Sáu, nó mò đến gọi, dậy đổi gác, giọng chú ngáy ngũ lè nhè….minh củng gác nữa sao. LÍnh mới hỏi. Hồi chiều có ăn cơm không?.....có. Có thì đi gác. Sáu lầm lũi chui ra khỏi mùng, đeo áo xe đạn, khoác súng bước ra bờ giao thông hào ôm súng ngồi đó.
Thay gì 5 giờ báo thức để tập thể dục, nhưng chiến trường thì tự tập tại chỗ và cán bộ trực ban phải kiểm tra gác lần cuối. Ủa sao chú Sáu ngồi đây sớm vậy? Dà…. Hồi hôm có chú đó biểu tui gác, tui nói tui phải gác sao? Chú đó bảo, có ăn cơm thì phải gác chứ sao…… (bó tay luôn)
Ngồi viết mấy dòng này, các bạn có biết là không tránh nổi sự bồi hồi xúc động. Vì chúng ta hưởng được thiên phúc khi trở về đời thường, chúng ta còn thụ hưởng không nhiều củng ít củng còn có mái ấm gia đình, còn có biết ăn sang, mặc đẹp, còn biết tranh đấu, bương chải trong cuộc sống. Nhưng còn những ai đó đã vĩnh viễn nằm xuống cho cuộc sống này, khi mà nhìn lên di ảnh trong bộ quân phục hãy còn trẻ quá và họ đã là những nhân vật gãy gánh tình dầu và củng cực xúc động khi về thăm lại 1 bà mẹ Hậu Giang (Cần Thơ) tuối hơn lục tuần sống đơn độc trong ngôi nhà nhỏ bên chiếc bàn có bát hương và chân dung người chiến sỹ trẻ đã sờ tay tôi lúc sắp tắt hơi thở cuối cùng như 1 lời trăn trối gì đó…. (còn tiếp, hôm nào rảnh kể nữa cho nghe)
(1) ý các bạn ấy công thần, tưởng E1 (u minh) không biết đánh giặc.
(2) suối săn ke củng trong veo chứ, Pôn Pốt bán núi kim cương cho Thailand khai thác kim cương nên nước đỏ là thế


*Thái Lập Hiến. Cựu Chiến Binh Thông tin Trung đoàn I, sư đoàn 330.
DĐ:0915765358.
E-mail: hienthaiccb@gmai.com.
Kính tặng bài thơ hay của Vương Trọng đã bị thất lạc hơn 20 năm qua cho những đồng đội yêu quá khứ đã đề nghị đi tìm nguyên bản. Chân thành cảm ơn nhà thơ Vương Trọng đã gắn bó với chúng tôi, chân thành cảm ơn quý toà soạn nhiệt tình đăng tải bài viết này cho những ai trong cuộc từ phương bắc xuống chí phía nam.



[img][/img]
Về Đầu Trang Go down
https://thongtinf330.forumvi.net
 

TỰ SỰ của đ/c Thái Lập Hiến CTCCB xã Vọng Thê Thoại Sơn AG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THÔNG TIN SƯ ĐOÀN 330 :: Mãi mài lòng chúng ta ca bài ca người lính :: TIN TỨC :: NỤ CƯỜI CHIẾN SỸ-