THÔNG TIN SƯ ĐOÀN 330
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Buiquocdat (36)
Thanhhang (1)
36 Số bài - 97%
1 Bài gửi - 3%

Share | 
 

 Đa dạng hóa vũ khí ở Đông Nam Á

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Buiquocdat
Admin
Admin
Buiquocdat

Cung Hoàng Đạo : Sagittarius
Cầm Tinh : Snake
Tổng số bài gửi : 36
Points : 99
Reputation : 0
Ngày Sinh : 27/11/1965
Ngày Gia Nhập : 10/01/2010
Tuổi : 58
Đến từ : Cần Thơ
Nghề Nghiệp/Sở Thích : Du lịch và lai rai cùng bạn bè
Tính Cách : Trung thực thẳng thắn


Đa dạng hóa vũ khí ở Đông Nam Á Vide
Bài gửiTiêu đề: Đa dạng hóa vũ khí ở Đông Nam Á   Đa dạng hóa vũ khí ở Đông Nam Á I_icon_minitimeSat Mar 13, 2010 1:45 pm

Trong Chiến tranh lạnh, thế giới bị chia cắt thành hai cực. Hay nói cách khác, có hai thế giới tách biệt trên hành tinh này. Tính chất hai thế giới tách biệt đó thể hiện rất rõ trong lĩnh vực quân sự. Quốc gia nằm trong thế giới nào thì chỉ biết đến vũ khí của thế giới đó. Chỉ một số ít quốc gia, vì hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, mới có sự pha trộn của nhiều nguồn vũ khí.
Những biến động vào cuối thập niên 1980 đã phá bỏ hàng rào ngăn cách đó và các nước bắt đầu tìm cách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Khách hàng truyền thống của Mỹ đã tìm đến Nga, và ngược lại.
Những chuyển động
Là quốc gia có lực lượng không quân thuộc loại sớm nhất Đông Nam Á, Indonesia ban đầu sử dụng chủ yếu máy bay của Mỹ và một số nước phương Tây khác cũng như máy bay chiến lợi phẩm từ quân Nhật sau Thế chiến 2. Đến đầu thập niên 1960, với phong trào cộng sản nổi dậy, Indonesia nhích dần sang phe Liên Xô và chuyển qua dùng máy bay cũng như các loại vũ khí khác của cường quốc này. Người ta bắt đầu thấy bên cạnh những chiếc B-25 Mitchell, A-26 Invader, C-47 Dakota, P-51 Mustang xuất xứ từ Mỹ là những chiếc MiG-15, MiG-17, MiG-19, Tu-16 đến từ Liên Xô. Sau khi tướng Suharto lên nắm quyền vào năm 1967, Indonesia lại ngả sang phương Tây và các dòng vũ khí từ Mỹ lại đổ về. Các loại máy bay T-33, UH-34D, OV-10, F-5 được Mỹ chuyển tới Indonesia trong khi chính quyền Jakarta dần chia tay với MiG và Tu. Đến thập niên 1980, Indonesia tiếp tục hiện đại hóa quân đội dựa trên nguồn cung phương Tây, với các loại máy bay như F-16 của Mỹ, một số trực thăng châu Âu.
Đến thời hậu Chiến tranh lạnh, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21, Indonesia bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung mạnh mẽ. Không chỉ mua của Mỹ và châu Âu, quốc gia này đã tìm đến Nga, với các hợp đồng mua Su-27 và Su-30. Tập đoàn không gian Indonesia cũng mua giấy phép sản xuất một số loại máy bay hiện đại. Đến nay, trong hệ thống vũ khí của Indonesia, người ta thấy có khoảng 10 chiếc Su-27 và Su-30 của Nga. Moscow cũng cung cấp cho Jakarta một số loại vũ khí dùng cho lục quân và hải quân.


Hồi năm 2007, trang Naval-technology.com cho hay Indonesia đã đặt mua 8 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Đây là loại tàu động cơ diesel, lặn sâu tối đa 300m, tốc độ trên mặt nước khoảng 10 - 12 hải lý/giờ, tốc độ lúc lặn khoảng 17 - 25 hải lý/giờ. Loại tàu này được trang bị ngư lôi để diệt tàu ngầm và tàu nổi, phiên bản trong nước có cả tên lửa phòng không. Theo Naval-technology.com, toàn bộ lô hàng trên sẽ được giao hết trong năm 2009, hoặc chậm nhất là 2010. Trong khi đó, trang tin TANDEF nói vẫn chưa có thỏa thuận cuối cùng về tiến độ giao hàng.
Bên cạnh Indonesia, Malaysia cũng đang từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí. Quốc gia Hồi giáo này từ lâu là đồng minh của Anh nên hệ thống vũ khí của họ chủ yếu có xuất xứ từ châu Âu và Mỹ. Máy bay thì có các loại như F-5, C-130, F-18, Sikorsky S-70. Tuy nhiên, thời gian gần đây họ cũng đã tìm đến Nga, hoặc các nước sản xuất theo giấy phép của Nga, để mua trực thăng Mi-17 và các loại chiến đấu cơ.
Năm 1995, Malaysia cũng đã mua một số chiến đấu cơ MiG-29 và đến đầu thập niên này thì họ ký thêm hợp đồng mua Su-30. Hiện Malaysia có khoảng trên 30 máy bay Su-30 và MiG-29, cùng với các tên lửa Kh-31, Kh-59 của Nga, bên cạnh một đội ngũ đông đảo máy bay của Mỹ và châu Âu. Su-30 mà Malaysia mua là loại Su-30MKM, nói chung là cũng tương tự như loại Su-30MK2 mà Indonesia và Venezuela mua, cũng như loại Su-30MK2V mà Việt Nam mua. Loại máy bay đa năng này có tầm bay 3.000 km, trần bay 17.300m, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không và dưới đất. Máy bay được trang bị các loại tên lửa đối không chống ra-đa cũng như bom hiện đại.
Vì sao?


Đa dạng hóa nguồn cung vũ khí cũng được một số nước khác ở Đông Nam Á thực hiện, Việt Nam không là ngoại lệ. Vũ khí có xuất xứ từ Liên Xô trước đây và Nga sau này vẫn là xương sống của hệ thống quốc phòng Việt Nam. Sự kiện Việt Nam ký kết các thỏa thuận mua tàu ngầm, tàu nổi, máy bay chiến đấu của Nga cho thấy hai quốc gia này vẫn là những đối tác quan trọng của nhau. Nhưng mặt khác, Việt Nam cũng bắt đầu đa phương hóa các quan hệ quân sự. Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tới Mỹ, Pháp mới đây không nằm ngoài mục tiêu đó.
Mỹ hiện là quốc gia xuất khẩu nhiều vũ khí nhất hành tinh. Tuy nhiên, chính sách xuất khẩu của nước này đối với các quốc gia không phải đồng minh có rất nhiều quy định nghiêm ngặt. Pháp nói riêng và châu Âu nói chung cũng là nguồn cung cấp thiết bị quân sự quan trọng, trong đó, Tập đoàn khổng lồ EADS hầu như có thể đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào trong lĩnh vực không quân, từ máy bay trực thăng đến tiêm kích, từ tên lửa đến máy bay vận tải.
Hiện nay, châu Âu đang áp dụng lệnh cấm bán vũ khí tới Trung Quốc kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Còn việc bán vũ khí tới một số nước Đông Nam Á thì không bị ràng buộc bởi chính sách cấm vận nào. Sản phẩm nổi bật của châu Âu có Eurofighter Typhoon, được coi là một trong những loại tiêm kích cơ đa năng hàng đầu thế giới, còn Eurocopter Tiger là loại trực thăng tấn công được nhiều nước ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện chưa thấy có kế hoạch nào về việc các loại vũ khí trên sẽ bay tới khu vực Đông Nam Á trong thời gian sớm. Có lẽ khả năng dễ xảy ra nhất là châu Âu sẽ bán một số loại trực thăng cứu hộ, do thám, vận tải cũng như các máy bay vận tải tới Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là sản phẩm Airbus A-400M đang bay thử nghiệm. Có tin là Malaysia đang có kế hoạch mua A-400M.
Việc các nước đa dạng hóa nguồn cung có nhiều mục đích, chẳng hạn để tránh bị phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất, để tìm sự bổ khuyết về tính năng giữa các dòng vũ khí khác nhau, đáp ứng những đòi hỏi mới, để tìm kiếm những mặt hàng rẻ hơn và tốt hơn... Chẳng hạn như về giá cả, máy bay Nga thường rẻ hơn máy bay của Mỹ. Giá một chiếc MiG-29 rẻ hơn so với một chiếc F-15; một chiếc Su-30 cũng rẻ hơn một chiếc F-18.
Tuy nhiên, việc thay đổi nguồn cung vũ khí là một vấn đề hết sức to lớn đối với an ninh quốc phòng của một đất nước. Đó không chỉ đơn thuần là vấn đề giá cả, tính năng mà còn thể hiện sách lược, học thuyết quốc phòng của quốc gia đó. Nói chung, hầu như các quốc gia chỉ tìm đến các nguồn cung vũ khí mới như một tùy chọn thêm, chứ ít có quốc gia nào thay đổi hoàn toàn nguồn cung, ngoại trừ các nước đã trải qua những “vật đổi sao dời” như ở Đông Âu, Iraq.
Châu Minh Linh
Về Đầu Trang Go down
https://thongtinf330.forumvi.net
 

Đa dạng hóa vũ khí ở Đông Nam Á

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THÔNG TIN SƯ ĐOÀN 330 :: Mãi mài lòng chúng ta ca bài ca người lính :: TIN TỨC-