THÔNG TIN SƯ ĐOÀN 330
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Buiquocdat (36)
Thanhhang (1)
36 Số bài - 97%
1 Bài gửi - 3%

Share | 
 

 Vẫn làm việc với trái tim người lính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Buiquocdat
Admin
Admin
Buiquocdat

Cung Hoàng Đạo : Sagittarius
Cầm Tinh : Snake
Tổng số bài gửi : 36
Points : 99
Reputation : 0
Ngày Sinh : 27/11/1965
Ngày Gia Nhập : 10/01/2010
Tuổi : 58
Đến từ : Cần Thơ
Nghề Nghiệp/Sở Thích : Du lịch và lai rai cùng bạn bè
Tính Cách : Trung thực thẳng thắn


Vẫn làm việc với trái tim người lính Vide
Bài gửiTiêu đề: Vẫn làm việc với trái tim người lính   Vẫn làm việc với trái tim người lính I_icon_minitimeTue Jan 19, 2010 10:21 am

TS.BS Nguyễn Minh Hải năm nay 46 tuổi. Năm 1985 anh tốt nghiệp BS đa khoa Học viện Quân y. Hiện anh là thầy thuốc ưu tú, trưởng khoa ngoại tiêu hoá Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh trở thành tiến sĩ y khoa năm 2003 và đã có 40 đề tài nghiên cứu khoa học. Dù đã ra khỏi quân đội nhiều năm nhưng anh vẫn làm việc với trái tim người lính.
Năm 1987, khi đang công tác tại Bệnh viện 203 thuộc Quân khu 3 (Hải Phòng), BS Hải được cử sang Campuchia. Trực thăng đưa anh bay từ TP.HCM đến thẳng nơi đội phẫu thuật tiền phương đóng ở Tà Sanh (Campuchia) vào sáng 8-12-1987, đúng lúc ấy ở quê nhà vợ anh sinh con trai đầu lòng!
Anh vẫn còn nhớ như in “phòng mổ” chỉ là cái lán giữa rừng, phần lớn thương binh bị mìn sát thương làm cụt chân hoặc miểng văng vào bụng. Ban đêm, chỉ một bóng đèn nhỏ chạy bằng ăcquy, giữa chừng hết ăcquy phải cử một người ra ngoài quay máy bằng bàn đạp. Giữa ranh giới sống và chết của thương binh, các anh phải làm tất cả những gì có thể, nhiều ca mổ phẫu thuật viên vừa chỉ đạo gây mê vừa mổ. Anh bảo khổ nhất là mổ ban đêm, cứ thấy ánh đèn là mấy con thiêu thân bay vô, có khi chúng rơi cả vào phẫu trường.
Ký ức một thời cùng sống, cùng đau với thương binh không thể nào phai. Anh kể: “Một lần, khoảng 9g tối, người ta khiêng đến một thương binh còn rất trẻ, độ 18 tuổi, hai chân giập nát hết và hoại tử sinh hơi lan nhanh đến tận đùi. Tôi quyết định mổ ngay, cắt cụt cả hai chân để cứu em. Trước khi rửa tay bước vào phòng mổ, có cái gì đó khiến tôi mở balô của em ra xem thì thấy chỉ mỗi một bộ quần áo và quyển sổ tay. Đầu trang em nắn nót ghi bốn dòng trong bài thơ Nhớ mẹ của Vương Trọng. Đọc xong, tôi có cảm giác thương em khôn tả và tự nhiên có linh cảm không hay. Sau mổ cắt cụt chân vài giờ, em chết do nhiễm trùng nhiễm độc”.
Anh nói ở Tà Sanh lúc đó gần như 100% bị sốt rét. Mấy con voi rừng cũng bị sốt rét, lông rụng hết. Lúc rút khỏi chiến trường trở về gồm ba người - một BS, hai điều dưỡng. Trên chuyến tàu Thống Nhất từ TP.HCM về Hải Phòng, cả ba đều bị lên cơn sốt rét phải truyền dịch ngay trên tàu. Vừa về tới Hải Phòng, anh lại nhận được tin người BS quân y vừa thay thế mình đã hi sinh!
Trái tim người lính, người chiến sĩ luôn thôi thúc anh phải làm tốt công việc mỗi ngày. Anh khẳng định: “Y đức chẳng ở đâu xa cả. Y đức là trình độ chuyên môn giỏi cộng tấm lòng nhân ái với người bệnh và với cả đồng nghiệp. Chuyên môn giỏi không phải cho riêng mình mà phải biết truyền đạt cho đàn em và đồng nghiệp”.
Anh là người thích khám phá cái mới, những kỹ thuật lớn và khó như cắt thực quản qua nội soi được anh làm từ năm 2003 và đã làm rất nhiều ca. Cho đến nay, nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa làm được kỹ thuật này (trừ Nhật và Ấn Độ). Với đôi bàn tay tài hoa, anh luôn sẵn sàng chiến đấu với từng ca bệnh khó và đạt được những thành công ngoạn mục.
Năm 2000 anh có đề tài báo cáo về phẫu thuật nạo hạch trong điều trị ung thư dạ dày tại Nhật. Năm 2001 báo cáo về ung thư dạ dày tại Mỹ và từ năm 2005 đến nay năm nào cũng có 2-3 báo cáo tại Hội nghị phẫu thuật nội soi châu Á - Thái Bình Dương. Anh nói mình có được kỹ năng khéo léo là nhờ thừa hưởng những thuận lợi trong một gia đình làm nghề phẫu thuật trong ngành y. Anh cũng có được một êkip cộng sự cùng làm việc rất tốt và hầu hết các BS trong khoa đều đã đi học và báo cáo ở nước ngoài.
“Bí quyết thành công của chúng tôi là rèn cho mình để trở thành phẫu thuật viên có một cái đầu lạnh, một trái tim nóng và đôi bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ dương cầm” - BS Hải tâm sự.
Về Đầu Trang Go down
https://thongtinf330.forumvi.net
 

Vẫn làm việc với trái tim người lính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THÔNG TIN SƯ ĐOÀN 330 :: Mãi mài lòng chúng ta ca bài ca người lính :: TIN TỨC-